“CON GÀ ĐÊM 30”

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung
Hôm nay mình lại tiếp tục giới thiệu sách hay để các bạn đọc dịp Tết ạ. Bài hôm trước giới thiệu cuốn THE PSYCHOLOGY OF MONEY cho bạn nào lỡ bỏ qua.
Cuốn hôm nay là Risk Savvy: How to Make Good Decisions của Gerd Gigerenzer.
Đọc xong cuốn này mind = blown luôn.

Trước khi nói về chính cuốn sách, mình nói qua về bối cảnh tại sao mình tìm và đọc Risk Savvy. Nếu theo dõi blog Chiếp Esoterica, các bạn sẽ thấy mình viết (và dịch) kha khá nhiều bài về đề tài BIG ACHIEVERS – tức những người đạt thành tựu lớn và cách họ đạt tới thành tựu ra sao. Sách vở viết về BIG ACHIEVERS luôn đi theo một lối mòn: họ chọn một nhân vật (ví dụ như Steve Jobs), phân tích gia cảnh, sự nghiệp của nhân vật (lớn lên trong gia đình thế nào, đi học ra sao, công việc diễn biến thế nào), từ đó tác giả rút ra những kết luận theo dạng: Jobs đi đến thành công X bởi vì ông đã TÍNH TOÁN KHÔN NGOAN và làm những việc A B C nào đó*. Từ đây tác giả kết luận (hoặc người đọc hiểu ngầm) rằng để đạt tới X, bạn cũng phải làm A B C. Tôi luôn nghi ngờ hướng phân tích này, bởi vì khi suy nghĩ như thế, chúng ta đã mặc định (mà không chứng minh) rằng các sự kiện hoàn toàn có thể đoán trước (PREDICTABLE – nhịn ăn thì bạn sẽ đói, ví dụ như vậy chẳng hạn), rằng chúng ta đã biết tất cả dữ kiện và có thể dùng chúng để tránh các nguy hiểm và đi tới mục đích mong muốn.

Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết hết các dữ kiện (DATA) -> không thể lường trước tất cả hiểm họa (RISKS = UNKNOWN) -> chúng ta không thể đoán được hướng đi của mọi sự kiện (WORLD = UNPREDICTABLE) -> A không luôn luôn dẫn tới X.

Để minh họa cho UNKNOWN RISKS, tác giả dẫn một ví dụ của Nassim Taleb, có tên THE TURKEY ILLUSION (Ảo tưởng của con gà). Giả sử bạn là một con gà và ngày đầu tiên trong đời bạn, có một người nông dân đến đứng trước mặt. Bạn sợ rằng mình sẽ bị thịt (bị làm thịt là một KNOWN RISK), nhưng ông ta lại rất tử tế và cho bạn ăn. Ngày hôm sau ông ta lại đến. Liệu bạn sẽ bị làm thịt hay lại được cho ăn?

Dựa trên lý thuyết xác suất của Laplace, khả năng một việc sẽ tiếp tục xảy ra nếu nó đã xảy ra n lần trước đó = (n+1)/(n+2). n ở đây là số ngày người nông dân cho gà ăn. Sau ngày đầu tiên, khả năng người nông dân cho gà ăn là 2/3, sau ngày thứ hai nó tăng lên 3/4, và cứ tiếp tục như vậy, càng ngày càng chắc chắn. Vào ngày thứ 100, hiểm họa bạn bị làm thịt gần như không thể xảy ra nữa. Bạn chắc chắc như vậy vì bạn nghĩ mình đã biết hết KNOWN RISKS, nhưng có một chuyện bạn không biết: ngày thứ 100 chính là đêm 30 Tết**, ngày mà mọi con gà đều phải…lên bàn thờ. Chính vào thời điểm bạn chắc chắn 100% mình được cho ăn thì bạn lại bị làm thịt. Đối với con gà, đêm 30 Tết chính là một UNKNOWN RISK nằm ngoài vụ trụ mà con gà đã tính toán.

Dựa vào hai ý tưởng chính là UNPREDICTABILITYUNKNOWN RISK, Gigerenzer chỉ ra các sai lầm con người thường mắc phải khi đánh giá một tình huống và đưa ra quyết định. Tác giả tập trung sâu nhất vào khía cạnh y tế: ông đặt ra một câu hỏi khủng khiếp rằng liệu các bác sĩ có đúng 100%? Liệu xét nghiệm HIV có chính xác? Nếu bác sĩ nói bạn bị ung thư vú, điều đó có nghĩa rằng bạn bị ung thư vú thật hay không? Ngày nay ai cũng muốn khám sức khỏe định kỳ để biết trước bệnh tật, nhưng việc khám định kỳ có thực sự mang lại lợi ích cho bệnh nhân?

Bạn sẽ có câu trả lời ngay sau khi đọc hết Risk Savvy nhé.
*Chính Jobs cũng mắc phải lỗi này khi nói về sự nghiệp của mình
**(Nassim Taleb dùng đêm trước Thanksgiving nhưng mình đổi lại cho hợp không khí Tết =)).
Presto - 11 October 
Sắp Khai Giảng

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung
close-link