Bạn đã có Bullet Journal chưa?

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung

Có một bài tôi viết nửa năm trước nhưng đến giờ vẫn hot, mỗi ngày đều có trên 100 lượt đọc. Chủ yếu các bạn tìm được qua google với các từ khóa như “sổ Moleskine”, “cách làm quyển sổ ghi ngữ pháp đẹp”, “bạn làm gì với một cuốn sổ tay”, “ghi gì trong sổ tay”, etc. Ai theo dõi chiepclass.com thường xuyên sẽ biết tôi đang nói đến bài này: Tầm Quan Trọng Của Một Cuốn Sổ Tay Đẹp.

Nhận thấy rất nhiều bạn muốn viết sổ tay nhưng không biết phải viết thế nào, hôm nay tôi làm một bài giới thiệu thêm về cách ghi chép. Nếu bạn đã đọc bài viết trước và (trót) sắm một quyển Moleskine đắt tiền, phần dưới đây sẽ giúp bạn biết cách dùng cuốn sổ đó ra sao.

Bullet Journal là gì?

Bullet journal là một cách ghi chép công việc và kế hoạch rất hiệu quả do Ryder Carroll, một nhà thiết kế tại Brooklyn nghĩ ra. Phương pháp ghi chép này dành cho những người:

Hay quên

Bận rộn

Không có động lực làm việc

Thường xuyên lên kế hoạch và…bỏ rơi kế hoạch

Có quá nhiều ý tưởng trong đầu

Muốn mỗi ngày cuộc đời trôi qua đều có ý nghĩa

IMG_57351

3016456-poster-1280-bullet2

Chi tiết về hệ thống Bullet được giới thiệu hết sức công phu tại website bulletjournal.com. Bài viết của tôi chỉ dịch sang tiếng Việt những điểm chính và đưa ra một số gợi ý cho việc ghi chép của bạn.

 

Bạn cần những gì?

Bullet journal chỉ sử dụng sổ tay và bút truyền thống, không liên quan đến điện thoại hay máy tính.

Về loại sổ dùng để ghi chép, tôi khuyên dùng 3 loại sau:

  1. Moleskine:

Đã giới thiệu ở bài Tầm Quan Trọng Của Một Cuốn Sổ Tay Đẹp. Nói chung sổ này đẹp, nhìn rất thời trang.

Tuy nhiên nếu bạn viết bút máy thì hãy dè chừng: giấy Moleskine chỉ hợp với một số loại bút và mực nhất định.

Ngòi bút chỉ nên là loại nhỏ, cỡ EF (extra fine) hoặc F (fine). Bạn nào dùng bút máy của Đức (Pelikan, Lamy) nên chọn EF, vì ngòi Đức cỡ F vẫn là to. Ngòi F như của Parker (Mỹ) hay Pilot (Nhật) là ổn. Mực hợp với Moleskine thì đã có nhiều list trên mạng, bạn có thể tìm thấy dễ dàng trên google. Dù giá khá đắt cho một quyển sổ nhỏ, theo tôi bạn vẫn nên thử viết Moleskine ít nhất một lần.

  1. Sổ Midori: Loại này lần trước quên không giới thiệu. Ở Việt Nam dòng Midori không nổi tiếng bằng Moleskine, nhưng trên thế giới thì mấy năm nay nó còn được chuộng hơn cả Moleskine nữa.

 

https://truelifeonearth.files.wordpress.com/2014/08/jo.jpg

Sổ được thiết kế đơn giản, gồm một bìa da, một sợi dây cao su và 3 tập giấy mỏng. Cách dùng đặc biệt hơn tất cả những loại sổ bạn từng biết.

Giá rất đắt, mang về VN cỡ 1tr3 hoặc hơn. Đây là review bằng tiếng Việt về cuốn sổ này: Review sổ Midori.

Cũng giống như Blackberry hay Apple, sổ Midori lôi kéo một lượng fan khổng lồ và tạo thành một cộng đồng riêng. Đây là một trong số vô vàn review (và hướng dẫn sử dụng) Midori trên Youtube:

 

Nếu thạo về đồ da, tất nhiên bạn có thể đóng một cuốn Midori cho riêng mình.

 

  1. Sổ tự đóng:

Rẻ nhất và cũng tốn công nhất. Cách đóng sổ xin tham khảo bài viết trước. Riêng tôi thích tự khâu sổ cho mình, làm quen tay rồi nên chỉ 1 tiếng là xong. Bạn nên dùng giấy A4 của Hồng Hà, rẻ, dễ mua, mà tốt hơn tất cả giấy ngoại tôi từng dùng. Bìa mua ở đây cũng rẻ.

Đóng sổ với viết sổ lâu dần thành nghiện, đi đâu cũng viết. Trên đường backpacking vòng quanh Đông Dương, tôi mang theo 2 cây bút máy Pelikan, 3 lọ mực Đức và 3 cuốn sổ tự khâu
Đóng sổ với viết sổ lâu dần thành nghiện, đi đâu cũng viết. Trên đường backpacking vòng quanh Đông Dương, tôi mang theo 2 cây bút máy Pelikan, 3 lọ mực Đức và 3 cuốn sổ tự khâu

 

Về bút, tôi khuyên nên dùng bút bi hoặc bút máy. Bút chì sẽ bị mờ rất nhanh (do tay chạm vào và do giấy cọ vào nhau). Bút bi thì tiện, nhưng bút máy cho cảm giác thích hơn, vì một cây bút tốt có thể theo bạn từ 10 đến 20 năm, bút bi thì viết vài hôm là vứt rồi.

 

Cách viết

Sau khi có sổ, bạn làm từng bước như sau:

  1. Đánh số trang và viết chủ đề

Đánh số trang có hai lợi ích: giúp bạn hệ thống lại những gì mình viết để tiện tra cứu về sau, và giúp bạn vượt qua cảm giác ngại ngần khi bắt đầu viết lên một quyển sổ trắng tinh.

Tiêu đề cho các trang nên ngắn gọn, hầu hết sẽ là ngày tháng viết trang đó.

aaaaaaaaaaaa

  1. Bullet

Là phần viết ở lề trang. Bullet chia làm 3 loại: Tasks, Events, and Notes. Đây là ký hiệu giúp bạn nhận ra ngay tình trạng và tính chất của hạng mục được ghi.

bbbbbbbbbb

  • Tasks: ký hiệu bằng một dấu chấm “•”, dùng để ghi những việc cần phải làm, như “Cọ sàn nhà”, “Mua vé xem phim”.

X = Task Complete (Đã làm xong)

> = Task Migrated (Chuyển sang trang khác hoặc list khác. Ví dụ ngày 30 Jul bạn viết task   “Gọi điện cho sếp xin nghỉ”, nhưng trong sổ bạn có một list tên là Công việc, bạn sẽ đánh dấu này để biết task đã được chuyển sang chỗ khác)

< = Task Scheduled (Được lên lịch)

ccccccc

  • Events: ký hiệu bằng một ô tròn “O”, dùng ghi các sự kiện đã xảy ra (Đã ký hợp đồng thuê nhà)hoặc sự kiện cần lên lịch (Sinh nhật người yêu).

dddddđ

  • Notes: Là một dấu gạch ngang “–” để ghi những ý tưởng, quan sát, hoặc thông tin cần ghi nhớ. Đặc biệt hữu dụng trong phòng họp hoặc khi nghe giảng.

eeeeeeeeeeeee

  • Signifiers: là các ký hiệu giúp bổ sung thông tin cho các Bullets. Gồm:

Priority: dấu “*” giúp bạn biết việc gì cần làm trước

Inspiration: dấu “!”, để bên cạnh những ý tưởng hay hoặc quan sát độc đáo trong ngày

Explore: hình con mắt, đánh dấu những việc cần tìm hiểu thêm

fffffffffff

Ngoài ra, nhớ viết index cho mỗi cuốn sổ nhé. Bạn sẽ không phải lật giở từng trang để tìm một note nào đó.

gggggggggggg

 

Vậy là phần cơ bản của Bullet Journal đã được giới thiệu xong. Phần Modules và Migration không quá quan trọng, bạn có thể tham khảo thêm tại trang http://bulletjournal.com để hoàn thiện cuốn sổ của mình.

Từ nay bạn đã có thể ghi chép một cách khoa học những ý tưởng bất chợt hoặc đơn giản là list những cuốn sách người dưới 30 tuổi và sống ở Việt Nam cần phải đọc cho khỏi quên rồi.

Hãy thử phương pháp Bullet Journal trong một tuần, nếu giống tôi, bạn sẽ thấy cuộc đời không còn là một đống bừa bãi như trước nữa!

Méo Miệng - 20 May
Sắp Khai Giảng

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung
close-link