Giải thích hệ thống chính trị Hoa Kỳ (3): Thượng Viện là gì?

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung

MỤC LỤC SERIES: GIẢI THÍCH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HOA KỲ

 

Thượng Viện (Senate)

Thượng Viện Hoa Kỳ là cơ quan đặc biệt trong chính phủ. Khác với Hạ Viện, Thượng Viện không được thành lập bởi ý kiến của số đông. Các nhà lập quốc (Founding Fathers) muốn có hai viện lập pháp, trong đó một viện phản ánh ý kiến của quần chúng (Hạ Viện) và một viện tách rời khỏi những trào lưu nhất thời để các thành viên có thể tự do cân nhắc và thảo luận những vấn đề vĩ mô mà không sợ làm mất lòng cử tri.

Làm nguội Hạ Viện 

Người ta kể là George Washington trong lúc giải thích vai trò của Thượng Viện cho Thomas Jefferson đã so sánh Thượng Viện với cái đĩa: cũng như cà phê nóng được đổ vào đĩa cho nguội bớt, những ý kiến bốc đồng của Hạ Viện sẽ được làm nguội ở Thượng Viện.

Trước 1913, Thượng Nghị Sĩ (Senator) được chọn bởi cơ quan lập pháp ở bang của mình chứ không phải do người dân. Giữ khoảng cách với đám đông giúp Thượng Viện bảo vệ quyền lợi của các nhóm thiểu số theo cách mà Hạ Viện không thể làm. Chỉ một nhóm nhỏ thượng nghị sĩ, có khi chỉ một người, có khả năng làm Thượng Viện rơi vào thế bế tắc thông qua các chiến thuật trì hoãn và tranh luận không giới hạn (filibuster).

Thế kỷ 19, Thượng Viện có quyền lực rất lớn và lấn át cả Tổng thống. Đó là thời điểm nước Mỹ đối mặt với nhiều vấn đề vĩ mô: nô lệ, liên bang tan rã và tái xây dựng đất nước. Nhưng kể từ khi Tổng thống trở thành nhánh đầu tiên của chính phủ (bắt đầu từ Roosevelt), Thượng Viện mất dần quyền lực. Nó không còn là một nhóm tinh hoa (elitist) mà gần gũi với quần chúng hơn, tuy vậy vẫn giữ được bản sắc của một nhóm cá nhân có địa vị rất cao trong xã hội.

Đặc quyền

Thượng Viện được hưởng hai đặc quyền vượt trội so với Hạ Viện. Chỉ Thượng Viện mới có quyền cố vấn (advise)thông qua (consent) các hiệp ước và chỉ định nhân sự mà Tổng thống đề xuất, cũng như điều hành các phiên xét xử (impeachment trial) đối với quan chức liên bang.

Quyền cố vấn và thông qua được hiến pháp đặt ra để kiểm soát (check) Tổng thống. Đây là nguyên nhân gây ra mối quan hệ nhiều khi căng thẳng giữa Thượng Viện và Nhà Trắng. Mỗi kỳ Quốc Hội, Thượng Viện sẽ thông qua hàng ngàn quyết định bổ nhiệm nhân sự của Tổng thống: đại sứ, thẩm phán liên bang, nội các… Con số này có thể lên đến 35.000 trong mỗi nhiệm kỳ Tổng thống.

Phân bổ các ghế Thượng Viện hiện tại: Màu đỏ là các thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, màu xanh: dân chủ, màu xám: thượng nghị sĩ độc lập

Trong những năm gần đây, quá trình phê duyệt quyết định của Tổng thống gây nhiều tranh cãi. Trước kia Thượng Viện chỉ tập trung vào năng lực của các ứng viên (người được Tổng thống đề cử giữ các chức vụ trong chính phủ) do vậy rất ít ứng viên bị từ chối. Những với căng thẳng gia tăng giữa các đảng phái và xu hướng chia rẽ chính phủ, quy trình xét duyệt nay bị chính trị hóa và không còn công bằng.

Thượng Viện xét xử

Hạ Viện chỉ có quyền luận tội (impeach) quan chức liên bang, Thượng Viện mới có quyền xét xử (trial)kết án (conviction).

Trong lịch sử Thượng Viện chỉ có 16 lần xử án (impeachment trial), trong đó 7 quan chức bị kết án, 7 được tuyên vô tội và 2 từ chức trước khi tuyên án. Cả 7 người bị kết án đều là thẩm phán liên bang. Richard Nixon (tác giả vụ Watergate) đáng lẽ là tổng thống đầu tiên bị Thượng Viện cách chức nhưng ông đã từ chức trước vào tháng 8 năm 1974.

Đứng đầu Thượng Viện 

Tính chất và phong cách lãnh đạo của Thượng Viện khác hoàn toàn so với Hạ Viện. Hạ Viện cần một cấu trúc lãnh đạo và kỹ luật chặt chẽ để hoạt động vì số thành viên quá đông và có nhiều khác biệt. Thượng Viện chỉ có 100 người nên việc lãnh đạo bình đẳng hơn. Các thượng nghị sĩ gọi nhau bằng tên thân mật và làm việc trên cơ sở đồng thuận.

Mặc dù Hiến Pháp nói rằng Phó tổng thống phải là Chủ tịch Thượng Viện (Senate President), đây chỉ là một chức danh tượng trưng. Phó tổng thống chỉ thi thoảng làm chủ tọa ở Thượng Viện trong các lần phá vỡ tình trạng bỏ phiếu hòa (tie breaking vote). Khi Phó tổng thống vắng mặt (thường là như vậy), Chủ Tịch Thượng Viện tạm thời (Senate President Protempore/ Pro tem) sẽ là lãnh đạo. Vị trí này thường do một thành viên thuộc đảng đa số với thâm niên lâu nhất trong Thượng Viện nắm giữ và cũng chỉ mang tính tượng trưng, ngoại trừ việc Pro tem đứng thứ 3 trong thứ tự kế nhiệm Tổng thống, sau Phó tổng thống và Chủ Tịch Hạ Viện.

Pro tem đương nhiệm, thượng nghị sĩ Orrin Hatch
Presto - 29 November 
Sắp Khai Giảng

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung
close-link