Giải thích hệ thống chính trị Hoa Kỳ (4): Đặc quyền Filibuster là gì?

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung

MỤC LỤC SERIES: GIẢI THÍCH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HOA KỲ

 

Lãnh đạo thực sự ở Thượng Viện 

Người thực sự chỉ huy Thượng Viện là các lãnh đạo đa số và thiểu số, cùng với các Whip của họ. Các lãnh đạo được quyền phát biểu đầu tiên trong các tranh luận và do vậy dễ dàng đánh bại đối thủ.

Chủ tịch Ủy ban (Committee Chairman) được chọn bởi đa số phiếu trong các cuộc họp kín và thường những thượng nghị sĩ phục vụ càng lâu năm trong một ủy ban thì càng có khả năng trở thành chủ tịch.

Thượng Viện có 17 Ủy Ban, được xếp hạng theo mức độ quan trọng: Class A quan trọng nhất, sau đó là B, C.

Tranh luận không giới hạn (unlimited debate) 

Truyền thống tranh luận không giới hạn của Thượng Viện bắt nguồn từ Quốc Hội khóa 1, khi một nhóm thượng nghị sĩ sử dụng chiến thuật trì hoãn để đánh bại đề xuất dời thủ đô từ New York về Philadelphia. Kể từ đó, việc tranh luận không giới hạn trở thành quyền được ưu ái nhất Thượng Viện và là nét đặc trưng khiến nó khác biệt so với Hạ Viện.

Filibuster: khi tranh luận không giới hạn được sử dụng để bác bỏ một dự thảo (bill), nó được gọi là filibuster, quyền cho phép một hay một nhóm thượng nghị sĩ có quyền nói liên tục bao lâu cũng được. Filibuster là một cơ chế hiệu quả để các thượng nghị sĩ đánh bại đối thủ, đặc biệt nếu được dùng vào cuối phiên họp khi không có đủ thời gian để phe kia tấn công lại. Nếu được tính toán chính xác, chỉ khả năng tiến hành filibuster thôi cũng đủ trở thành một công cụ thương lượng mạnh mẽ.

Năm 1917, Tổng thống Woodrow Wilson kêu gọi Thượng Viện điều chỉnh lại luật để mọi người có thể cắt ngang một trnah luận. Luật 22 (cloture) được dùng khi 3/5 số thượng nghị sĩ có mặt bỏ phiếu yêu cầu kết thúc tranh luận. Khi cloture có hiệu lực, thượng nghị sĩ có 30 giờ để phát biểu trước thời điểm bỏ phiếu cuối cùng.

Thượng Nghị Sĩ Strom Thurmond của bang South Carolina giữ kỷ lục solo filibuster lâu nhất: ông nói liên tục trong 24 tiếng 18 phút để phản đối Đạo luật quyền công dân (Civil Rights Act) năm 1957.

Thượng Nghị Sĩ Strom Thurmond trong phiên tranh luận nổi tiếng. Vì filibusteer không cho phép người phát biểu được dừng lại, kể cả đi vệ sinh nên trước phiên họp ông đã tắm xông hơi để thải bớt nước trong người. Một thực tập sinh cầm xô đứng cạnh ông trong phiên filibuster này để phòng khi ông không chịu nổi. Civil Rights Act năm 1957 mà ông phản đối kịch liệt cuối cùng vẫn được thông qua.

Cuối những năm 50 và đầu 60, các thượng nghị sĩ Dân chủ ở phía Nam nhiều lần sử dụng filibuster để phản đối thay đổi trong luật dân sự cho đến khi cloture được áp dụng và Civil Rights Act năm 1964 được thông qua.

Đồng thuận tuyệt đối (Unanimous Consent Agreements) 

Để tránh lạm dụng filibuster và cloture, các lãnh đạo đa số và thiểu số bàn bạc trước với nhau để tiến tới đồng thuận về các vấn đề như thời lượng tranh luận, các sửa đổi nào sẽ được đưa ra và thời điểm bỏ phiếu cuối cùng cho một dự luật. Phần lớn công việc ở Thượng Viện được tiến hành dựa trên nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối này.

Trở thành thượng nghị sĩ 

Trong 130 năm đầu tiên, thượng nghị sĩ được chỉ định bởi cơ quan lập pháp của từng bang chứ không phải do dân chứng bầu chọn. Quy trình tuyển chọn ngay từ đầu đã đầy những mâu thuẫn, gian lận, thỏa thuận ngầm và dẫn đến mất uy tín với công chúng Mỹ. Kể từ 1917, thượng nghị sĩ được dân bầu trực tiếp. Tuy nhiên tiêu chuẩn trở thành thượng nghị sĩ vẫn giữ nguyên: phải đủ 30 tuổi, là công dân Mỹ 9 năm trước khi được bầu và phải là cư dân sống trong bang mà mình đại diện. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là…tiền.

Mỗi ứng cử viên thượng nghị sĩ trung bình tốn 5 triệu đô cho mỗi cuộc tranh cử. Ngày nay khoảng 1/3 Thượng Viện là các triệu phú.

Những thượng nghị sĩ không đủ tài chính dành 1/4 đến 3/4 thời gian để quyên tiền cho đợt tranh cử của mình. Tại các bang có mức sống đắt đỏ như California, New York, Texas, người ta có thể phải chi tới 25 triệu đô để giành hoặc giữ ghế trong Thượng Viện.

 

Giấc mơ Tổng thống 

Phần lớn thượng nghị sĩ đều mơ ước trở thành tổng thống nhưng trong lịch sử, chỉ có 2 thượng nghị sĩ tiến thẳng lên làm ông chủ Nhà Trắng: Warren G. Harding và John F. Kenedy. Có tổng cộng 15 Tổng thống từng là thượng nghị sĩ (nhưng họ không tiến thẳng từ Thượng Viện lên Nhà Trắng.)

Presto - 11 October 
Sắp Khai Giảng

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung
close-link