Hồi còn học văn ở trường cấp 3, bạn thấy phần nào khó viết nhất: mở bài, thân bài hay kết bài?
Riêng mình thấy phần khó viết nhất là phần mở đầu. Mình chẳng biết bắt đầu một bài văn thế nào cả. Ví dụ đề bài bắt tả bà nội, mình chỉ nghĩ ra câu “Đây là bà nội tôi” rồi muốn chuyển sang tả tóc tai áo quần của bà ngay lập tức. Nhưng miêu tả lại là phần việc của thân bài. Vậy phải làm gì ở phần mở?
Một vấn đề khác nghiêm trọng hơn: đôi khi mình dành quá nhiều thời gian loay hoay viết phần mở nhưng đến cuối cùng phần đó lại quá dài hoặc không ăn nhập với phần thân nữa.
Vậy làm thế nào viết được phần mở bài thật hay?
Ở các tiết dạy văn, cô giáo thường trả lời rằng phần mở bài có nhiệm vụ “dẫn dắt”, nhưng dẫn dắt cụ thể là gì và dẫn như thế nào thì các giáo viên dạy mình chưa ai từng nói. Mình cho đó là một câu trả lời tồi và đã quyết tìm ra một đáp án hay hơn cho học sinh của mình ở lớp viết văn Presto.
Trước hết mình muốn mọi người đặt câu hỏi tốt hơn. Chúng ta không nên hỏi “Làm thế nào viết được phần mở bài hay?” mà nên hỏi về chức năng cụ thể của nó: “Đoạn mở dùng để làm gì?”
Để tìm câu trả lời, Chiếp \ Presto luôn chọn phương án cổ điển: nghiên cứu ví dụ của các bậc thầy văn chương, xem họ đã giải bài toán “đoạn mở đầu” ra sao. Vậy các kiệt tác được mở đầu như thế nào? Hãy xem bạn đoán được tên bao nhiêu tác phẩm trong số dưới đây nhé:
– “Hắn vừa đi vừa chửi.”
– “Quý khách đừng gây ra những trò nghịch ngợm tai quái. Cũng không được làm những việc như là đút ngón tay vào miệng cô gái đang ngủ. Người đàn bà ở quán trọ nhấn mạnh với ông lão Eguchi như vậy.”
– “Mỗi gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại bất hạnh theo một cách riêng.”
Bạn có biết cả bốn đoạn mở đầu trên có điểm gì chung không?
Xem ngay nội dung khóa học tại: https://chiepclass.com/thong-tin-cac-khoa-hoc/chiep-presto/