Chọn từ điển tiếng Anh như thế nào ? (Phần 2)

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung

Đọc phần 1 tại đây.

 

Các bộ từ điển nên (và không nên) mua

a) The Oxford English Dictionary (OED)

Xin được bắt đầu bằng OED, bộ sách nay đã trở thành huyền thoại, cuốn từ điển vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, nỗi ám ảnh của tất cả các nhà ngôn ngữ học, các nhà từ điển học và những người yêu Anh ngữ.

//chiep.co/wp-content/uploads/2019/02/oed.jpg

Khó mà tả cho hết được tầm vóc của bộ OED. Bản in OED tại Mỹ năm 1989 dày đến 21.728 trang khổ to và phải chia thành 20 quyển mới in hết. Ở Việt Nam tôi mới chỉ nhìn thấy bộ này tại Thư viện Quốc gia và thư viện trường Đại học Hà Nội (HANU).

Để hiểu rõ tầm cỡ của OED, hãy lấy một so sánh nhỏ: để ghi chép lại toàn bộ tiếng Tây Ban Nha, một thứ tiếng có lịch sử lâu đời và số người sử dụng ngang ngửa với tiếng Anh, người ta soạn ra cuốn Diccionario de la lengua española (hay còn gọi là RAE) và cuốn này chỉ dày có 2.368 trang khổ vừa, tức là chỉ bằng 1/10 bộ OED của người Anh!

Trên thế giới không có cuốn từ điển nào như OED: chỉ riêng công tác biên soạn và chuẩn bị tài liệu cũng được ghi chép lại cụ thể và in thành hàng chục cuốn sách, mỗi cuốn dày tới mấy trăm trang. Người đầu tiên đứng ra biên tập OED là nhà từ điển học James Murray, bực thầy ngôn ngữ Anh.

 

File:James-Murray.jpg
James tại thư viện riêng trên đường Banbury, chụp khoảng trước năm 1910.

 

Nổi tiếng là một nhà thông thái, trong một lá thư xin việc gửi cho Bảo tàng Anh quốc, James viết một cách vô cùng khiêm tốn rằng ông “hiểu tương đối tốt” một vài ngôn ngữ ngoài tiếng Anh. Danh sách đó bao gồm: Ý, Pháp, Catalan, Castellano (Tây Ban Nha), Latin cổ, Bồ Đào Nha, Vaudois, Provençal, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Celtic, Nga, Do Thái, Syriac Aramaic, Ả Rập, Coptic và Phoenician.

Tất nhiên, như mọi thiên tài khác có số phận éo le, ông không được nhận vào làm tại British Museum.

Các sách nói về tác giả và quá trình hình thành OED:

 

5432773817_ea5de47f19

the-professor-and-the-madman

 

Bộ từ điển này tất nhiên không dành cho người học tiếng Anh bình thường. Chỉ nên xài nếu bạn đang tập đọc Shakespeare, các văn bản tiếng Anh với độ khó cao hoặc là người viết tiếng Anh chuyên nghiệp.

Chỗ mua: Mỹ. Tuy nhiên ngay cả các trang bán sách trên mạng cũng ít nơi còn bộ này. Giá tính ra tiền Việt khoảng 20.000.000 đến 25.000.000đ chưa kể tiền vận chuyển.

 

b) Oxford Advanced Learner’s Dictionary (OALD)

//chiep.co/wp-content/uploads/2019/02/oald-cover-3d.jpg

 

Đây chắc là bộ từ điển nổi tiếng nhất và được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Bạn nào từng đi học tiếng Anh cô Chi Mai hồi phổ thông chắc đều được cô giới thiệu cho cuốn này. Lý do nên mua:

  • Giải thích dễ hiểu: tuy thuộc loại monolingual (giải thích tiếng Anh bằng tiếng Anh) và dành cho người học ở trình độ cao nhưng OALD luôn sử dụng từ vựng hết sức đơn giản để giải nghĩa mọi thứ.

Theo kinh nghiệm, nếu các bạn đã học 10 năm tiếng Anh ở trường phổ thông rồi thì hoàn toàn có thể sử dụng OALD. Một hoặc hai tuần đầu sẽ hơi khó khăn vì chưa quen đọc nhiều tiếng Anh, nhưng chừng một tháng mọi người đều có thể dùng thành thạo và sẽ thích cuốn này.

  • Đầy đủ nghĩa: thường một từ tiếng Anh sẽ có hai, ba, hoặc hai mươi ba nghĩa. Chỉ các bộ từ điển dày cỡ OALD trở lên mới đủ chỗ viết bằng này thứ mà thôi. Mục từ “go” trong bộ OALD (7th edition) lấp kín đến 7 cột giấy.
  • Ký hiệu phát âm chuẩn xác: OALD dùng hệ thống ký âm IPA, là tiêu chuẩn mà các từ điển lớn đều sử dụng. Tôi dùng OALD chín năm nay mà chưa thấy Oxford in sai một chữ nào.
  • Phụ lục đẹp: phía sau từ điển là khoảng 100 trang phụ lục, bao gồm các vấn đề ngữ pháp thông dụng, chú thích về hệ thống đo lường của Anh và Mỹ, cách viết số và ngày tháng, các từ viết tắt hay gặp, etc. Phần tôi thích nhất là các trang in màu, gồm bản đồ các nước nói tiếng Anh, tên các loại động vật, tàu bè, ô tô, đồ dùng trong bếp, nhìn rất vui mắt và lại hữu ích nữa.

//chiep.co/wp-content/uploads/2019/02/cycles.jpg

 

Tóm lại đã học tiếng Anh nghiêm túc ai cũng nên có một bộ này.

Hạn chế duy nhất của OALD là vì nó được thiết kế cho đối tượng học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai nên từ vựng được lựa chọn hầu hết thuộc tiếng Anh hiện đại.

Điều đó có nghĩa là khi đọc báo chí bình thường, các bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những từ mình cần trong OALD, nhưng nếu đọc sách (dù là fiction hay non-fiction) hay các tạp chí chuyên ngành thì chúng ta sẽ phải tìm một bộ từ điển lớn hơn.

Rất nhiều bạn thử đọc Moby Dick hay Shakespeare bằng tiếng Anh nhưng chỉ sau một trang là đầu hàng vì quá nhiều từ mới và tra từ điển thì không thấy từ nào! Lý do đơn giản là vì Oxford không thiết kế OALD cho những mục đích cao cấp như vậy.

Chỗ mua: Hầu hết các cửa hàng sách đều bán cuốn này, giá dao động từ 320.000 đến 350.000đ, có kèm theo đĩa cài máy tính. Nếu muốn cài trên điện thoại, các bạn cứ vào kho app gõ “OALD” sẽ thấy ngay, giá mua bản mềm hình như còn cao hơn mua sách in. Tuy nhiên vì đây là bộ rất nổi tiếng, trên mạng ắt có nhiều bản free cho mọi người tải về. Ưu điểm của OALD trên điện thoại là hỗ trợ chức năng phát âm theo cả hai kiểu BrE (Anh Anh) và NAmE (Anh Mỹ), rất tiện cho việc tập nói.

Truy cập và sử dụng miễn phí: http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/

Link tải OALD (FREE) cho mobile

 

c) Cambridge Advanced Learner’s Dictionary (CALD)

//chiep.co/wp-content/uploads/2019/02/cambridge-advance-learner-free-download.jpg

 

Về cơ bản CALD có đủ những ưu và khuyết điểm giống như OALD. Tuy nhiên theo cảm nhận riêng thì cách giải nghĩa của nhà Cambridge có vẻ dài dòng hơn và số lượng câu ví dụ cho mỗi mục từ ít hơn OALD.

Chỗ mua: Đinh Lễ hoặc nhà sách Fahasa (Xã Đàn), giá từ 350.000 đến 400.000đ tùy cửa hàng.

Truy cập và sử dụng miễn phí: http://dictionary.cambridge.org/dictionary/british/

 

d) Merriam-Webster

Hiện ở Hà Nội nhiều nơi có nhập cuốn này về bán.

Ưu điểm của các bộ Merriam-Webster là lượng từ vựng hết sức phong phú, hơn hẳn OALD.

Tuy nhiên, bộ này chỉ thích hợp cho người bản xứ hoặc học viên trình độ cao vì cách giải thích nhiều khi lủng củng, chứa nhiều phần mở rộng không cần thiết cho đối tượng học là người Việt Nam (ví dụ như các chú giải về từ nguyên học), hơn nữa phần ký âm nhà Webster không dùng hệ thống IPA.

http://images.politico.com/global/2012/11/121116_websters_dictionary_605.jpg

 

Chỗ mua: Đinh Lễ. Không rõ giá vì tôi không mua cuốn này bao giờ.

Truy cập và sử dụng miễn phí: http://www.merriam-webster.com/

 

e) Macmillan

Giải thích mạch lạc, rõ ràng, sử dụng hệ ký âm IPA. Chú thích từ không đầy đủ như OALD nhưng không phải kém. Lượng từ vựng khá ổn và giá rẻ hơn OALD và CALD.

 

https://noumakara.files.wordpress.com/2012/10/macmillan-english-dictionary-for-advanced-learners-2nd.jpg

 

Chỗ mua: ở Hà Nội duy nhất mới chỉ thấy có bán tại Fahasa (Xã Đàn). Giá tôi không nhớ chính xác, nhưng trong khoảng 200.000đ thì phải. Bộ này có thể coi như một lựa chọn thích hợp nếu bạn không muốn đầu tư quá nhiều tiền cho sách vở.

Truy cập và sử dụng miễn phí: http://www.macmillandictionary.com/

 

f) Collins

Đây là một hãng từ điển có lịch sử lâu đời, đặc biệt nổi tiếng với các bộ bilingual. Trình bày đẹp mắt, bìa nhiều màu rực rỡ chia theo từng thứ tiếng. Bộ nội ngữ Anh – Anh Collins English Dictionary (Complete and Unabridged) bìa màu xanh da trời. Lưu ý bộ này rất to và nặng, chỉ phù hợp để sử dụng tại nhà. Từ vựng phong phú và chỉ nên sử dụng nếu bạn là người học ở trình độ rất cao.

Chỗ mua: Xunhabasa Hai bà Trưng. Giá khoảng 600.000đ.

Truy cập và sử dụng miễn phí: http://www.collinsdictionary.com/dictionary/english

Presto - 11 October 
Sắp Khai Giảng

Presto (Offline) - 2024

Lịch Học & Nội Dung
close-link